Những nhà thiết kế trẻ luôn là những người năng động, sáng tạo nhưng để trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp là cả một quá trình trải nghiệm và đúc rút kinh nghiệm . Rất nhiều câu hỏi và những thắc mắc của các nhà thiết kế trẻ cần giải đáp để có những bước đầu trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp. Những câu hỏi này trong nhiều năm không mới hơn, và trong bài viết này liệt kê 17 điều giúp các nhà thiết kế trẻ dễ dàng tiếp cận và tương tác với nghề nghiệp cũng như cuộc sống.

Các điều này theo thứ tự ngẫu nhiên, chứ không phải ở trên nghĩa là quan trọng hơn.

1. Yêu mến các chi tiết nhỏ

10-mega-corporations

Bạn là một chuyên gia thiết kế tương tác. Bạn luôn phải cẩn thận chăm chút những thứ bạn làm, resume, social media, e-mail, blog posts, messages, letters.

Thích chăm chút các chi tiết nhỏ cũng là một dấu hiệu tốt để nhà tuyển dụng để ý tới bạn.

2. Đừng sợ Chữ; Hãy trở thành Chuyên gia.

Một cách để bạn trở thành một người typographer tốt là nhớ các quy tắc cơ bản và tránh được các lỗi đơn giản.

“Những cuốn sách bạn cần đọc như ““The Elements of Typographic Style” của Robert Bringhurst, “Thinking With Type” của Ellen Lupton và “Grid Systems in Graphic Design” của Josef Müller-Brockmann”

3. Biết rõ đối tượng người xem của bạn

Bạn đang nói chuyện với ai và chủ đề là gì? Nếu bạn không thể trả lời cả hai câu hỏi trên đối với công việc bạn đang sắp thực hiện thì thật đáng ngại.

Thiết kế đồ hoạ, giải thích ngắn gọn là truyền tải thông điệp. Chắc chắn rằng bạn nắm rõ thông điệp và gửi tới người xem bằng cách ngắn gọn nhất.

“Giao tiếp với mục đích rõ ràng – đừng chỉ làm nó đẹp mắt.”

4. Là chính mình.

Hãy tự tin vào bản thân khi bạn là một nhà sáng tác, một thiết kế, một nhiếp ảnh gia, một người làm sáng tạo. Đừng làm theo một phong cách cá nhân cụ thể. Thay vào đó, phát triển bản thân để phù hợp với công việc bạn đang theo đuổi.

Những tác phẩm có thể không nói lên con người bạn, nhưng nó cho thấy bạn có đôi tay của một nhà thiết kế. Bạn được công nhận, trả tiền và được tuyển dụng (giao việc) bởi chính những gì bạn làm ra.

Với các sản phẩm cá nhân, lúc này bạn có thể nói gì bạn muốn, không ai ngăn cản bạn điều này.

5. Sưu tầm và chia sẻ mọi thứ

nguy hiem facebook

Tìm những tác phẩm, những bài viết hữu ích và chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp, và cả khách hàng. Sử dụng các trang mạng xã hội sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện điều này.

Hãy chia sẻ sự hài hước, nghiêm túc, đánh giá… bất kể thứ gì thuộc về bạn.

6. Là một người tạo nên thiết kế

Phát triển ý tưởng, viết ra giấy, chỉnh sửa, chia sẻ và đón nhận phản hồi. Bạn đang tạo ra chính các thiết kế của mình.

Đọc các blog thiết kế và tham gia các cuộc thảo luận. Có một vài ý kiến. Bạn sẽ tìm thấy chính mình thông qua việc bỏ thời gian tham gia cùng các nhà thiết kế khác, thảo luận và chia sẻ những việc liên quan.

7. Học hỏi

Bạn không bao giờ hiểu hết các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng như chính họ, nhưng một phần công việc của các nhà thiết kế là phải cố gắng để hiểu. Tìm hiểu nhiều nhất có thể về dự án, lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu, đối thủ, lịch sử hình thành của khách hàng.

Đừng ngần ngại đặt các câu hỏi, và sau đó lắng nghe và ghi chép.

8. Quan sát các xu hướng (sau đó tránh chúng)

Bảo lưu các quan điểm về ngành nghề của mình bằng cách đọc sách, tạp chí và blogs. Tham dự các hội thảo, Rss feed để cập nhật các thay đổi, kiến thức liên quan.

Đừng quá lưu tâm tới các thiết kế đẹp như là một nguồn tài nguyên giúp bạn tạo cảm hứng, chúng sẽ lưu vào trong đầu bạn và bạn không còn sự độc đáo, khác biệt.

“Quan sát để hiểu chứ không phải để “nhân bản” chúng.”

9. Nội dung vẫn luôn là VUA

King là Elvis, tất nhiên vậy. Một nhà thiết kế tốt có thể giúp khách hàng bị thu hút bởi thiết kế và tiếp tục đi sâu hơn vào phần nội dung, và lúc này nội dung thể hiện giá trị tối thượng của nó, nó sẽ quyết định tất cả, thành công hay thất bại.

Vì vậy, dĩ nhiên bạn cần một thiết kế đẹp, nhưng nội dung tuyệt vời mới là thứ giúp sản phẩm bay cao.

10. Từ chối phong cách cá nhân

Picasso có những giai đoạn Xanh lam và Hồng (những giai đoạn ông chỉ sử dụng 1 gram mau làm chủ đạo). Georgia bị ám ảnh bởi hoa và xương động vật. Sự khác biệt giữa họ và bạn là gì? Họ là các nghệ sĩ truyền tải thông điệp cá nhân. Còn chúng ta là các nhà thiết kế, nhiệm vụ chủ yếu là truyền tải thông điệp của người khác.

Sử dụng chỉ một phương pháp hay một kiểu cho nhiều dự án, khách hàng khác nhau sẽ ít thành công.

11. Trở thành không thể thay thế

Bạn giỏi nhất việc gì? Dựa trên những việc bạn đang vận dung kỹ năng mạnh nhất của mình tại nơi làm việc. Văn phòng của bạn có lợi nhuận từ việc tính phí chụp hình, lập trình web, chỉnh sửa video hay in ấn…?

Làm việc theo sở thích và tự học thêm những kĩ năng cần thiết để nâng cao giá trị và cả vị trí quan trọng của bạn trong công ty. Nếu nơi làm việc của bạn rối tung khi thiếu bạn 1 ngày – Bạn đã thành công.

12. Tham gia một cộng đồng thiết kế

Tham gia một cộng đồng thiết kế mà bạn yêu thích (behance, devian art, AIGA…). Ở những nơi này bạn có thể học hỏi trao đổi, thảo luận và tìm kiếm những thông tin cập nhật trong các lĩnh vực của mình.

13. Đón nhận phê bình, khiêm tốn trước lời khen

Là một nhà thiết kế, lắng nghe những ý kiến ngược lại với quan điểm của mình không phải dễ dàng. Nhưng cho dù có khó khăn nhưng các sản phẩm của bạn đã trở nên thân thiện hơn với nhiều người.

Thông qua các mối quan hệ, thu thập các ý kiến đánh giá về mình, và cả những trang web xã hội.

14. Đừng bao giờ thoả hiệp

Một khi bạn đã xây dựng những mối quan hệ gắn kết với mọi người. Bạn cần nỗ lực thuyết phục khách hàng của mình những gì bạn đưa ra cho tốt cho họ, vì bạn có thể đảm bảo rằng sản phẩm sẽ có chất lượng tốt nhất cho họ nếu làm như vậy.

Tất nhiên điều này không dễ dàng, bạn cần hiểu khách hàng, và có nhiều kinh nghiệm. Nhưng sự kiên quyết và giá trị đầu ra sản phẩm sẽ khiến bạn dễ dàng thuyết phục khách hàng ở những lần kế tiếp.

15. Biết về lịch sử

Cố gắng biết tất cả những gì thuộc về lịch sử thiết kế – các xu hướng, thuật ngữ. Hiểu biết văn hoá, lịch sử giúp bạn dễ dàng đón nhận những xu hướng, thậm trí tạo ra chúng.

Tìm hiểu các kiểu chữ, người thiết kế, ý nghĩa, mục đích của chúng – khách hàng của bạn lúc này không chỉ sở hữu một kiểu chữ mà còn sở hữu cả những triết lý sâu xa đằng sau phông chữ mà bạn chọn cho họ.

16. Luôn có một cuốn sổ tay

021215_1413_LmSaoTngv1

Bạn không cần phải là một hoạ sĩ minh họa để vẽ được điều gì đó đẹp đẽ trên cuốn sổ tay. Đơn giản là những hình nguệch ngoạc (doodle) ghi lại ý tưởng bất chợt, những gì thú vị bạn gặp trên đường.

Sớm muốn gì chúng cũng là một kho ý tưởng có sẵn để bạn tham khảo.

17. Nên nhớ Máy Tính chỉ là Công Cụ

Hai mươi năm trước đây, rất nhiều nhà thiết kế lừng danh không có khái niệm gì về máy tính, nhưng họ vẫn có thể tạo ra những tiêu chuẩn bất biến cho ngành công nghiệp chúng ta.

Hãy coi công nghệ chỉ là công cụ giúp bạn trong công việc chứ không phải “cây đũa thần” biến bạn thành một nhà thiết kế giỏi. Thử tắt máy tính và trở lại thời kỳ “đồ đá” và làm việc xem thế nào.

Theo Howdesign


like và share

FacebookTwitterGoogle Bookmarks

Dành cho Quảng cáo

bien quang cao

 

showroom